Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016

Đồ gia dụng hư hỏng: Sửa chữa hay thay thế?

Khi một món đồ như nồi cơm điện, máy xay sinh tố hay bất cứ thiết bị nhà bếp nào khác gặp trục trặc, có lẽ không ai trong số chúng ta sẽ vội vàng vứt bỏ nó đi, mà thay vào đó là tìm cách để sửa chữa. Đứng trên khía cạnh chi phí, điều này nên được xem xét như thế nào? Liệu chúng ta nên cố gắng sửa chữa hay mua mới món đồ bị hỏng?
Top 10 lời khuyên hữu ích tiết kiệm điện / Mẹo mua đồ gia dụng cao cấp với mức giá bình dân
Đồ ngày xưa bền hơn đồ ngày nay

Đừng quá ngạc nhiên khi chiếc máy giặt thời "Napoleon cởi truồng" của bố mẹ bạn vẫn chạy ầm ầm trong khi chiếc máy giặt cao cấp bạn vừa mua năm ngoái, đến năm nay đã bắt đầu hắt hơi sổ mũi và... nghỉ hưu trong thời gian tới.
Đồ gia dụng ngày nay không còn bền như xưa nữa, lí do là bởi các hãng sản xuất cắt giảm mạnh chi phí sản xuất, sử dụng các linh phụ kiện bằng nhựa thay vì bằng kim loại. Vì thế, có thể hiểu được vì sao một số gia đình vẫn cố gắng giữ và sử dụng các món đồ gia dụng từ thế kỉ trước, thay vì mua mới.
thiet-bi-nha-bep-1


Điều hòa Inverter: Sự lựa chọn không cần thiết
Tuy nhiên, nếu bạn cố gắng sửa chữa món đồ đã rất cũ với hi vọng nó sẽ hoạt động lâu dài thêm nữa thì có vẻ là một sai lầm. Không món đồ nào có thể hoạt động mãi mãi và chắc chắn nó sẽ phải nghỉ hưu ở thời điểm nào đó. Việc sửa chữa những món đồ quá cũ sẽ khiến bạn mất nhiều tiền và công sức vì chúng có thể hỏng bất cứ lúc nào, không chỗ nọ thì chỗ kia. Việc kiếm linh kiện cho những thiết bị quá đát cũng không hề dễ dàng và thậm chí giá sửa chữa còn đắt hơn mua cái mới.
Nếu không muốn thay mới đồ gia dụng như thay áo, có lẽ bạn nên tìm kiếm các thiết bị cơ bản thay vì mua những sản phẩm cao cấp nhiều tính năng. Chẳng hạn máy giặt cửa trước thường dễ hỏng hơn máy giặt cửa trên truyền thống vì khối lượng quần áo nặng đè lên phần trục treo của thùng giặt. Hoặc tủ lạnh ngày nay có nhiều chức năng phụ khác như làm kem, đông lạnh nhanh, cấp đông mềm và lọc nước chẳng hạn. Tuy nhiên những chức năng này vừa ít dùng, vừa khiến tủ lạnh tăng giá mà còn dễ hư hỏng và sửa chữa tốn tiền sau này.
Đọc thêm:

Những hạn chế của tủ lạnh cấp đông mềm
Bạn nên thường xuyên lau dọn tủ lạnh, thay thế tấm lọc hút mùi, bơm ga điều hòa, kiểm tra kẽ thoát hơi của bếp từlò nướng,... Tốt nhất hãy lên lịch để làm những công việc này định kì. Điều này sẽ giúp các món đồ gia dụng được bền hơn, giảm thiểu nguy cơ hỏng hóc và khiến túi bạn không bị rỗng tuếch.
Với những hỏng hóc nhỏ, có lẽ bạn hay một thành viên nào đó trong gia đình có thể sửa chữa được. Nhưng nếu nó liên quan đến các linh kiện hoặc bộ phân phức tạo thì tốt nhất bạn nên tìm đến các nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp. Việc cố gắng tự mày mò thường sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo kỹ các nguyên nhân gây lỗi và mức giá để không bị "moi tiền" bởi những thợ sửa chữa "đạo đức kém". Tốt nhất hãy lên mạng, vào các website như Egiadung và tìm hiểu về lỗi của thiết bị mình đang dùng, nhận lời tư vấn miễn phí từ những người dùng khác trước để tránh "tiền mất tật mang".
Kết luận
Đồ gia dụng ngày nay chỉ nên sửa chữa nếu chúng gặp hỏng hóc trong vòng từ hai đến bốn năm sau khi mua. Đó là thống kê của các website hàng tiêu dùng trên thế giới đối với các mặt hàng đồ gia dụng phổ biến. Sau thời gian đó, khả năng bạn phải bỏ ra đến 50% số tiền mua đồ mới để sửa lại các món đồ cũ là rất cao. Sau khi dùng được 4 năm, hãy xem xét mua một món đồ gia dụng khác thay thế kể cả khi đồ cũ chỉ mới hỏng hóc nhẹ. Còn nếu gấp đôi thời gian đó, 8 năm đã qua thì kể cả khi chiếc máy giặt hay tivi vẫn chạy tốt thì bạn cũng nên chủ động cho phương án dự phòng đi là vừa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét